Thời tiết nóng nực khiến mồ hôi trên cơ thể tiết ra nhiều, bốc mùi khó chịu, nhất là ở bàn chân. Vì thế, bị hôi chân khi đi giày là điều khó tránh khỏi, nhất là vào những ngày nóng bức hay nồm ẩm. Tình trạng này không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nhưng chắc chắn sẽ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Bài viết dưới đây của Vua Vệ Sinh sẽ chia sẻ đến bạn 9+ cách trị hôi chân khi mang giày hiệu quả nhanh chóng.
I. Vì sao chân lại bị hôi khi đi giày?
1. Đi giày quá lâu
Đây là nguyên nhân chủ yếu gây hôi chân. Trên thực tế, khi đi giày lâu, bụi bẩn, mồ hôi tích tụ trong giày sẽ tạo nên mùi hôi khó chịu, tình trạng này sẽ ngày càng trở nên nặng hơn nếu bạn tiếp tục đi đôi giày đó trong thời gian dài.
2. Chất liệu giày
Chất liệu giày cũng là một trong những yếu tố khiến chân có mùi hôi khi đi giày lâu. Điều này xảy ra thường xuyên ở những đôi giày da làm từ chất liệu tổng hợp, chất liệu rẻ tiền, da giả,…
>> Mối được sinh sôi ở đâu? Hướng dẫn các cách trị mối tận gốc đơn giản tại nhà
3. Tuyến mồ hôi tiết nhiều
Nhiều người có tuyến mồ hôi chân tiết ra nhiều hơn bình thường, cùng với việc đi giày lâu khiến đôi chân không được thông thoáng, sinh mùi hôi khó chịu.
4. Giày bị ẩm ướt
Việc đi một đôi giày ẩm ướt liên tục trong thời gian dài sẽ khiến chân có mùi hôi khó chịu. Trường hợp này xảy ra thường xuyên vào những ngày trời mưa, nồm ẩm.
5. Không vệ sinh giày sạch sẽ
Vệ sinh giày không kỹ hoặc không làm sạch giày thường xuyên sẽ khiến nấm mốc, bụi bẩn sinh sôi, phát triển gây mùi hôi khi sử dụng.
6. Bệnh lý ngoài da
Ngoài ra, nguyên nhân khiến hôi chân khi đi giày còn có thể do chân của bạn mắc phải một số bệnh ngoài da như tổ đỉa, nấm kẽ, chàm, nước ăn chân,…
II. Top 10 cách trị hôi chân khi đi giày hiệu quả nhanh chóng
1. Trị hôi chân bằng baking soda
Baking soda có tính hút ẩm, tẩy tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông và kiểm soát lượng mồ hôi toát ra ở chân. Vì thế, bạn có thể sử dụng baking soda để khử mùi hôi chân khi mang giày với những cách sau đây:
- Cách 1: Cho bột baking soda vào gói giấy và nhét vào giày.
- Cách 2: Cho một ít bột baking soda vào trong giày và để qua một đêm. Sáng hôm sau bạn có thể đổ lớp bột này đi và mang giày bình thường.
- Cách 3: Bạn hòa bột baking soda vào nước ấm theo tỉ lệ 1 lít nước với 4 muỗng bột. Sau đó, bạn ngâm bàn chân khoảng 15 – 20 phút vào buổi tối trong 1 tuần, mùi hôi chân sẽ biến mất nhanh chóng.
>> Áo thun dễ bị giãn là do đâu? Hướng dẫn 3 cách treo áo thun không bị giãn và giữ được form
2. Trị hôi chân bằng cồn
Cồn có tác dụng rất hiệu quả trong việc tiêu diệt các loại vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ trong giày. Nếu bạn muốn khử nhanh mùi hôi ứ đọng lâu ngày trong giày, bạn có thể áp dụng theo cách sau:
- Cách 1: Cho một lượng cồn vừa đủ vào trong giày và để khô
- Cách 2: Sử dụng bông thấm cồn để lau phần mặt ngoài của giày. Sau đó, bạn đặt giày ở nơi có không khí thoáng mát. Đây là cách loại bỏ vi khuẩn gây mùi vô cùng hiệu quả.
3. Trị hôi chân bằng tinh dầu
Có rất nhiều các loại tinh dầu khác nhau có thể kiểm soát được tình trạng hôi chân như oải hương, đinh hương, dầu bạch đàn, cây trà,… Dựa vào sở thích của từng người, bạn có thể chọn hương thơm phù hợp cho mình. Cách thực hiện cụ thể như sau:
- Cách 1: Bạn có thể nhỏ tinh dầu vào một tờ giấy và đặt chúng vào trong giày để qua đêm. Sáng hôm sau, bạn có thể lấy giấy ra, giày sẽ có mùi hương dễ chịu.
- Cách 2: Cho vài giọt tinh dầu vào trong nước ấm và ngâm chân khoảng 15 – 20 phút. Ngâm chân như vậy mỗi ngày, bạn sẽ cải thiện tình trạng hôi chân dễ dàng.
4. Trị hôi chân bằng túi lọc trà đen
Bạn dùng 2 túi trà đen cho vào 3 chén nước đun sôi. Sau đó, bạn đổ nước trà này vào xô, pha thêm với nước lã cho đến khi nước còn ấm. Tiếp đến, bạn ngâm chân trong khoảng 15 – 20 phút. Kiên trì thực hiện cách này hàng ngày, bạn sẽ kiểm soát được tình trạng hôi chân của mình nhanh chóng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng bã túi lọc trà cho vào trong giày khoảng vài giờ và lấy ra, lau sạch nước trong giày để sử dụng
5. Trị hôi chân bằng miếng giấy thấm khô
Loại giấy này có khả năng thấm dầu rất tốt, vì vậy trước khi đi giày, bạn có thể đặt một miếng giấy lót vào đó. Do giấy thấm rất mỏng và có khả năng thấm mồ hôi nhanh nên bạn có thể dễ dàng vận động mà không gây ảnh hưởng nhiều đến bàn chân của mình. Sau khi đi xong, bạn bỏ giấy vào thùng rác và thay miếng giấy thấm khô khác. Cách làm này tiện lợi và có thể kiểm soát mùi hôi chân dễ dàng.
6. Trị hôi chân bằng phấn rôm, phấn thơm em bé
Bạn rắc phấn rôm/phấn thơm em bé vào trong giày trước khi mang ra ngoài. Trong lúc đi giày, bạn có thể thêm một ít phấn để chúng có thể thấm mồ hôi tốt hơn. Tuy nhiên, bạn không nên cho quá nhiều phấn vào vì chúng sẽ phản tác dụng. Đồng thời, bạn cần chọn loại tất thấm mồ hôi tốt và thay ít nhất một lần/ngày để mang lại hiệu quả tối ưu.
7. Trị hôi chân bằng gừng và muối
Gừng có tác dụng khử mùi, sát khuẩn rất hiệu quả. Sự kết hợp giữa muối và gừng sẽ là giải pháp hoàn hảo giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi mùi hôi khó chịu ở chân trong thời gian ngắn với cách thực hiện cụ thể như sau:
- Đầu tiên, bạn cần gọt vỏ gừng và rửa thật sạch với nước.
- Sau đó bạn cắt gừng ra thành từng lát mỏng, cho gừng vào nấu cùng nước, bỏ thêm một chút muối ăn và đun trong khoảng 20 phút.
- Cuối cùng, bạn sử dụng nước này ngâm chân mỗi ngày để giảm mùi hôi ở chân.
8. Trị hôi chân bằng cách đi tất
Đây là cách giúp bạn tránh mồ hôi chân thoát ra thấm vào giày. Tuy nhiên, trước khi đi tất, bạn cần phải giặt sạch tất, đồng thời không được dùng một đôi liên tục trong nhiều ngày. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng tất chất liệu cotton để thấm hút mồ hôi tốt hơn. Nếu tất không thấm hút mồ hôi sẽ phản tác dụng khiến bạn bị hôi chân nặng hơn.
9. Trị hôi chân bằng hàn the
Bạn dùng nửa cốc hàn the kết hợp với nửa cốc giấm, sau đó lấy hỗn hợp này hòa chung với 2 cốc nước, xịt dung dịch vừa làm vào bên trong của giày. Lúc này, bạn cần chờ giày khô mới đi được. Bên cạnh đó, bạn có thể rắc thêm một ít bột hàn the trước khi đi để hút ẩm. Chú ý: không được đi tất bị ẩm ướt vì sẽ gây khó chịu cho chân.
10. Trị hôi chân bằng cách rửa chân sạch sẽ
Đây là cách làm tạm thời và có thể giúp bạn kiểm soát được mùi hôi chân trong khoảng thời gian ngắn. Trước khi đi giày, bạn cần rửa sạch chân và lau khô. Bạn nên thực hiện nhiều lần và luôn giữ chân sạch sẽ để tránh làm bẩn giày và tích tụ vi khuẩn gây hôi chân. Bên cạnh đó, bạn cần giặt tất thường xuyên, phơi nắng để tiêu diệt các loại vi khuẩn tích tụ.
III. Một số lưu ý cần thiết giúp ngăn ngừa hôi chân khi đi giày
1. Vệ sinh giày thường xuyên
Việc vệ sinh giày thường xuyên sẽ giúp loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn tồn đọng cũng như vi khuẩn nấm mốc có trong giày, giúp giày khô thoáng, êm ái và không có mùi hôi khó chịu.
2. Không nên đi 1 đôi giày quá 3 ngày liên tục
Việc đi 1 đôi giày trong thời gian dài sẽ khiến bụi bẩn, vi khuẩn cùng mồ hôi tích tụ gây mùi hôi. Vì vậy, các bạn nên thay đổi giày mỗi ngày, tránh việc dùng 1 đôi liên tục trong nhiều ngày.
3. Lựa chọn mua giày tại cơ sở uy tín
Việc lựa chọn những đôi giày chất lượng tại những cơ sở uy tín cũng là điều quan trọng. Bởi một đôi giày được làm từ chất liệu da thật, thiết kế phù hợp với đôi chân sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng hôi chân hiệu quả.
Trên đây là một số cách trị hôi chân khi mang giày mà Vua Vệ Sinh chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết trên đã đem lại cho bạn những kiến thức hữu ích. Nếu tình trạng hôi chân kéo dài và chân liên tục đổ mồ hôi, bạn nên tiến hành thăm khám sớm để có biện pháp kiểm soát kịp thời nếu mắc phải bệnh lý về da.